Ai Cập là điểm đến hấp dẫn hàng triệu du khách khắp nơi trên thế giới mỗi năm. Một trong những “điểm nhấn” của quốc gia này chính là các di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại nổi tiếng như đại kim tự tháp Giza, tượng Nhân sư,… Cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar điểm danh top 10 di tích cổ đại tại Ai Cập vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay nhé.
Table of Contents
1. Kim tự tháp Kheops (đại kim tự tháp Giza)
Nhắc đến di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại, người ta không thể không nói đến kim tự tháp Kheops. Đây là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Theo các nhà khoa học, đại kim tự tháp Giza (tên gọi khác của kim tự tháp Kheops) có thể được xây trong 20 năm từ khoảng năm 2.560 TCN, sử dụng để làm lăng mộ cho Pharaoh thuộc vương triều thứ tư Ai Cập cổ đại. Tên gọi của kim tự tháp này được lấy theo tên của vị tể tướng Kheops – Hemiunu. Theo ước tính, Kheops có chiều cao là 146,6m, diện tích đáy là 230 x 230m và đã được xếp vào danh sách 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
2. Tượng Nhân sư lớn ở Giza
Tượng Nhân sư là một bức tượng khổng lồ làm bằng đá vôi hình một con Nhân sư (sinh vật trong truyền thuyết với thân sư tử và đầu người) trong tư thế phủ phục, có chiều dài 73,5m và cao 20,22m. Theo các nhà khoa học, bức tượng này có thể được người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu vương quốc xây dựng, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558 đến 2532 TCN).
Tượng Nhân sư lớn ở Giza cũng chính là di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại nổi tiếng và thu hút hàng triệu du khách đến check-in mỗi năm.
3. Thung lũng các vị Vua
Thung lũng các vị Vua nằm ở bờ tây sông Nile, đây cũng là nơi chôn cất chính của các Pharaoh Ai Cập cổ đại (1539 TCN – 1075 TCN) với khoảng 60 ngôi mộ. Nơi đây cũng là nơi yên nghỉ của các nữ hoàng, linh mục và những người có chức vụ quan trọng khác trong triều. Chính vì thế ngày nay, thung lũng các vị vua đã trở thành một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1979.
Theo các nhà khảo cổ, những ngôi mộ tại đây hầu hết đều được xây dựng bằng đá vôi và đá trầm tích. Được biết, bên dưới các ngôi mộ cũng được chôn theo rất nhiều vàng bạc châu báu, vải vóc, rượu vang, và rất nhiều vật linh thiêng do người Ai Cập cổ đại tin rằng khi chôn theo những vật thể như vậy sẽ giúp các xác chết đạt được tồn tại vĩnh cửu theo thời gian.
4. Đền Luxor
Quần thể đền Luxor vĩ đại có tổng cộng 6 ngôi đền dành riêng cho các vị thần Amun, Mut và Khonsu, được xây dựng vào thế kỷ 14 TCN bằng đá sa thạch. Cho đến năm 320 TCN, khi ngôi đền này bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp thì đã được Alexander Đại đế tu sửa và xây dựng lại một số hạng mục. Theo các nhà khảo cổ học, nơi đây ngày trước cũng đã được dùng để thực thi một trong những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất ở Ai Cập cổ đại là Opet. Điểm nhấn chính của hệ thống đền Luxor chính là 6 bức tượng khổng lồ của hoàng tử Ai Cập cổ đại Ramesses ở lối vào.
5. Đền Abu Simbel
Di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại Abu Simbel chính là 2 ngôi đền đá khổng lồ nằm ở bờ Tây sông Nile, được Pharaoh Ramasses II xây dựng để thờ Thần Mặt trời Amon-Re và Re-Horakhte trong khoảng thời gian từ năm 1264 đến 1244 TCN. Điểm nhấn của quần thể đền chính là 4 bức tượng của Ramasses II cao 21m được đặt uy nghi ở lối vào. Ngoài ra bên trong còn có bức tượng Osirid của Pharaoh Ramasses. Nếu có dịp đến đây vào ngày 22/02 và 22/10 hàng năm, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục: các tia sáng từ mặt trời sẽ chiếu sáng bức tường phía sau của các bức tượng trong cùng của 4 vị thần Mặt trời.
Sau một thời gian dài bị bỏ hoang, đền Abu Simbel đã được tái phát hiện vào năm 1813 bởi nhà nghiên cứu Thụy Sĩ Jean Louis Burckhadt.
6. Đền Karnak
Karnak là một quần thể đền cổ rộng 100 ha nằm ở bờ sông Nile. Karnak gồm 3 ngôi đền chính và rất nhiều các ngôi đền phụ, nhà nguyện và các di tích khác. Trong đó, 3 ngôi đền chính được dành để thờ thần Amun; Nữ thần Mut và Thần Montu. Phân khu dùng để thờ thần Amun là khu vực đáng chú ý nhất trong quần thể đền Karnak với hằng hà sa số các cột cao, các tượng đài nặng và các bức tượng khổng lồ nặng hàng tấn.
Đây cũng chính là một trong những di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh.
7. Đền thờ Hatshepsut
Đền thờ Hatshepsut tọa lạc gần “thung lũng của các vị vua”, được xây dựng bởi Pharaoh Maatkare Hatshepsut vào thế kỷ 15 TCN để thờ thần Amun. Điểm độc đáo của ngôi đền chính là thiết kế trên ba cấp bậc thang và có một đường đắp cao 30m dẫn lên đỉnh. Trên các bức tường là những bức tranh được điêu khắc tỉ mỉ minh họa các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nữ Pharaoh Maatkare Hatshepsut.
8. Kim tự tháp của Djoser
Kim tự tháp Djoser được xây dựng vào thế kỷ 27 TCN và cũng là kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập với cấu trúc mái bằng và các mặt dốc, bậc thang đứng ở độ cao khoảng 60m, có thiết kế nhiều lớp khá độc đáo. Theo các nhà khảo cổ, cần đến khoảng 1,6 triệu khối đá và đất sét mới có thể xây dựng nên kim tự tháp độc đáo này. Hiện tại, xung quanh khu vực kim tự tháp Djoser cũng còn lại rất nhiều di tích gồm các đền thờ, nhà thờ, tọa lạc trên một khu phức hợp có diện tích đến 35 mẫu.
9. Đền Medinet Habu
Đền Medinet Habu nằm ở bờ Tây của Luxor là một tổ hợp đền dùng để thờ thần Amun của Pharaoh Hatshepsut và Tutmosis đệ tam. Xung quanh đền thờ đó, nhà vua Ramesses còn cho xây dựng thêm những ngôi đền nhỏ, nhà cửa, tạo thành một quần thể vĩ đại còn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
10. Colossi of Memnon
Colossi of Memnon là hai bức tượng khổng lồ của Pharaoh Amenhotep III, xây dựng vào năm 1350 TCN. Theo các nhà khảo cổ, 2 bức tượng này được chạm khắc từ sa thạch thạch anh, có độ cao 22,86m và có trọng lượng 750 tấn. Mặc dù trải qua sự tác động rất khắc nghiệt của thời gian và thiên nhiên nhưng đến ngày hôm nay, 2 bức tượng vẫn tồn tại một cách ấn tượng. Nhiều người còn cho rằng khi đến gần bức tượng này, sẽ nghe thấy một âm thanh kỳ lạ như tiếng hát.
Vậy là bạn đã cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar khám phá top 10 di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại nổi tiếng và thu hút nhiều du khách nhất. Nếu có cơ hội, còn chần chờ gì mà không xin visa Ai Cập để đến và khám phá vùng đất huyền bí có một không hai này!
Leave a Reply